Site icon Sài Gòn Tâm Điểm

Chính sách BHTN (Bảo hiểm thất nghiêp): Không cào bằng

Chính sách BHTN (Bảo hiểm thất nghiêp) : Không cào bằng

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hướng BHTN cho người lao động kể từ ngày 1/1/2010. Tuy nhiên, thực tế, việc xác định người lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN còn gặp khó khăn, bên cạnh đó, chế độ BHTN cũng đã bộc lộ một số kẽ hở dễ khiến người lao động có thể “lách luật” lợi dụng.

Kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp (DN) giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất – kinh doanh, người lao động (NLĐ) rơi vào tình trạng thất nghiệp, trong bối cảnh ấy, chính sách BHTN đã kịp thời bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ mất việc làm. Bên cạnh đó, chính sách BHTN còn có các biện pháp tích cực như tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề giúp họ sớm quay lại thị trường lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Những tác động tích cực mà chính sách BHTN đem lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm thực hiện, chính sách này cũng bộc lộ một số bất cập cần khắc phục. Ông Lê Quang Trung – Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – LĐTB&XH)- cho rằng, việc xác định người lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN còn gặp khó khăn, đặc biệt là các chức danh lãnh đạo trong các công ty TNHH MTV, DN có vốn nhà nước… do các quy định về đối tượng này thiếu cụ thể, chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, đối với những trường hợp NLĐ làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định với thời gian ngắn (dưới 12 tháng) hoặc làm việc trong các đơn vị có sử dụng dưới 10 lao động là những người có nguy cơ bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì chưa thuộc đối tượng tham gia BHTN theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Đại diện Sở LĐTB&XH Đà Nẵng: Để tránh trường hợp NLĐ lách luật, cứ đóng BHTN đủ 12 tháng thì xin thôi việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng phải tính theo số năm thực tế đóng BHTN, không nên tính như cách tính trợ cấp thôi việc hiện nay. Việc người lao động đóng BHTN 12 tháng lại được trợ cấp bằng người làm đủ 36 tháng là không công bằng, cần sửa đổi.

Ngay cả chế độ BHTN cũng đã bộc lộ một số kẽ hở dễ khiến NLĐ có thể “lách luật” lợi dụng. Việc quy định “cào bằng” đóng BHTN 12 – 36 tháng đều được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, khiến người lao động dễ lợi dụng. Đối với chế độ trợ cấp một lần, NLĐ có việc làm hoặc đi nghĩa vụ quân sự được nhận trợ cấp một lần là không hợp lý, vì mục đích của chính sách BHTN là nhằm hỗ trợ hoặc bù đắp một phần thu nhập bị thiếu hụt do mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động…

Về phía DN, ông Phan Tấn Bình – Tổng giám đốc Công ty CP Xích líp Đông Anh – cho rằng, gần đây đã xuất hiện tình trạng NLĐ làm đơn xin nghỉ việc để có thể lĩnh tiền trợ cấp BHTN rồi sau đó quay trở lại xin làm việc lại. “Về phía DN, chúng tôi không đồng ý nhận lại những người làm việc theo cách đó, nhưng rõ ràng, cần xem xét lại chính sách cho phù hợp”- ông Bình nói. Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), số tiền chi trợ cấp thất nghiệp theo tháng và một lần lớn hơn rất nhiều so với cho hỗ trợ học nghề. Chi hỗ trợ học nghề chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số chi cho các chế độ BHTN, năm 2010 là 202 triệu đồng (chiếm 0,033% so với tổng số chi BHTN; năm 2011 là 629 triệu đồng (chiếm 0,05%), năm 2012 là 2.421 triệu đồng (chiếm 0,086%). Điều này cho thấy, tâm lý của NLĐ chỉ chú trọng đến khoản trợ cấp thất nghiệp mà không quan tâm đến học nghề, tạo tâm lý “ăn xổi”, gây khó khăn cho DN trong quá trình sử dụng lao động.

Theo Thúy Ngọc –  Báo Công thương

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hướng BHTN cho người lao động kể từ ngày 1/1/2010. Tuy nhiên, thực tế, việc xác định người lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN còn gặp khó khăn, bên cạnh đó, chế độ BHTN cũng đã bộc lộ một số kẽ hở dễ khiến người lao động có thể “lách luật” lợi dụng.
Kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp (DN) giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất – kinh doanh, người lao động (NLĐ) rơi vào tình trạng thất nghiệp, trong bối cảnh ấy, chính sách BHTN đã kịp thời bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ mất việc làm. Bên cạnh đó, chính sách BHTN còn có các biện pháp tích cực như tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề giúp họ sớm quay lại thị trường lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Những tác động tích cực mà chính sách BHTN đem lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm thực hiện, chính sách này cũng bộc lộ một số bất cập cần khắc phục. Ông Lê Quang Trung – Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – LĐTB&XH)- cho rằng, việc xác định người lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN còn gặp khó khăn, đặc biệt là các chức danh lãnh đạo trong các công ty TNHH MTV, DN có vốn nhà nước… do các quy định về đối tượng này thiếu cụ thể, chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, đối với những trường hợp NLĐ làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định với thời gian ngắn (dưới 12 tháng) hoặc làm việc trong các đơn vị có sử dụng dưới 10 lao động là những người có nguy cơ bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì chưa thuộc đối tượng tham gia BHTN theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Đại diện Sở LĐTB&XH Đà Nẵng: Để tránh trường hợp NLĐ lách luật, cứ đóng BHTN đủ 12 tháng thì xin thôi việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng phải tính theo số năm thực tế đóng BHTN, không nên tính như cách tính trợ cấp thôi việc hiện nay. Việc người lao động đóng BHTN 12 tháng lại được trợ cấp bằng người làm đủ 36 tháng là không công bằng, cần sửa đổi.

Ngay cả chế độ BHTN cũng đã bộc lộ một số kẽ hở dễ khiến NLĐ có thể “lách luật” lợi dụng. Việc quy định “cào bằng” đóng BHTN 12 – 36 tháng đều được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, khiến người lao động dễ lợi dụng. Đối với chế độ trợ cấp một lần, NLĐ có việc làm hoặc đi nghĩa vụ quân sự được nhận trợ cấp một lần là không hợp lý, vì mục đích của chính sách BHTN là nhằm hỗ trợ hoặc bù đắp một phần thu nhập bị thiếu hụt do mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động…

Về phía DN, ông Phan Tấn Bình – Tổng giám đốc Công ty CP Xích líp Đông Anh – cho rằng, gần đây đã xuất hiện tình trạng NLĐ làm đơn xin nghỉ việc để có thể lĩnh tiền trợ cấp BHTN rồi sau đó quay trở lại xin làm việc lại. “Về phía DN, chúng tôi không đồng ý nhận lại những người làm việc theo cách đó, nhưng rõ ràng, cần xem xét lại chính sách cho phù hợp”- ông Bình nói. Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), số tiền chi trợ cấp thất nghiệp theo tháng và một lần lớn hơn rất nhiều so với cho hỗ trợ học nghề. Chi hỗ trợ học nghề chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số chi cho các chế độ BHTN, năm 2010 là 202 triệu đồng (chiếm 0,033% so với tổng số chi BHTN; năm 2011 là 629 triệu đồng (chiếm 0,05%), năm 2012 là 2.421 triệu đồng (chiếm 0,086%). Điều này cho thấy, tâm lý của NLĐ chỉ chú trọng đến khoản trợ cấp thất nghiệp mà không quan tâm đến học nghề, tạo tâm lý “ăn xổi”, gây khó khăn cho DN trong quá trình sử dụng lao động.

Theo Thúy Ngọc –  Báo Công thương
Exit mobile version