Site icon Sài Gòn Tâm Điểm

Ai chịu trách nhiệm khi thẻ BHYT bị khóa?

Ai Se Chiu Trach Nhiem Khi The BHYT Bi Khoa1

Đại diện Công ty CP Sài Gòn Food (huyện Bình Chánh, TP HCM) hỏi: “Thẻ BHYT cấp cho người lao động (NLĐ) mắc bệnh dài ngày được sử dụng bao lâu? Doanh nghiệp đang có NLĐ mắc bệnh dài ngày nhưng thẻ BHYT lại bị khóa trong khi cơ quan BHXH cho biết khi nào duyệt hồ sơ ốm đau thì mới khám chữa bệnh lại được. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi NLĐ không sử dụng được thẻ BHYT để khám chữa bệnh?“.

BHXH TP HCM trả lời: 

Điểm 2.3 khoản 2 điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định NLĐ nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (theo quy định của bộ trưởng Bộ Y tế) là đối tượng tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng.

Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-BHXH, khi đơn vị lập hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau theo phiếu giao nhận hồ sơ 201, cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT cho NLĐ (thuộc đối tượng tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng) có thời hạn tối đa 6 tháng.

Sau thời hạn 6 tháng mà NLĐ tiếp tục được cơ quan BHXH duyệt ốm đau do mắc bệnh dài ngày thì cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ tương ứng với thời gian được duyệt ốm đau. Trường hợp đơn vị không nộp hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau (phiếu giao nhận hồ sơ 201) kịp thời, ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh của NLĐ thì đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thời gian qua, khi rà soát cấp thẻ BHYT cho đối tượng ốm đau dài ngày, cơ quan BHXH phát hiện nhiều NLĐ không được duyệt chế độ ốm đau do mắc bệnh dài ngày nhưng vẫn sử dụng thẻ BHYT của đối tượng ốm dài ngày.

Do đó, cơ quan BHXH đã gửi công văn cho đơn vị yêu cầu rà soát. Trường hợp NLĐ từ tháng 1-2019 trở đi chưa được duyệt chế độ ốm đau dài ngày, cơ quan BHXH sẽ cắt thẻ BHYT từ ngày 1-5-2019. Vì vậy, nếu đơn vị có đối tượng ốm dài ngày bị khóa thẻ BHYT, đề nghị liên hệ BHXH nơi quản lý để xác định nguyên nhân khóa thẻ và có hướng dẫn cụ thể.

(Nguồn. nld.com.vn)

Exit mobile version