Vì nhiều lý do khác nhau mà không ít doanh nghiệp hiện nay cần đến phương án sử dụng lao động. Dưới đây chúng tôi cung cấp Mẫu Phương án sử dụng lao động chi tiết nhất.
>>> Mẫu phương án sử dụng lao động >>> Tải tại đây!
Các trường hợp phải xây dựng phương án sử dụng lao động
Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012, có 04 trường hợp doanh nghiệp phải xây dựng phương án sử dụng lao động khi ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động:
(1) Thay đổi cơ cấu, công nghệ (thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm; thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị gắn với ngành, nghề)
(2) Lý do kinh tế (khủng hoảng, suy thoái kinh tế; thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc cam kết quốc tế)
(3) Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp
(4) Chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản
Ngoài ra, theo Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH 1 thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ khi cổ phần hóa cũng buộc phải có phương án sử dụng lao động.
Hướng dẫn lập Phương án sử dụng lao động:
(1) Tên đầy đủ, chính xác của doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập.
(2) Ngày, tháng, năm thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập.
(3) Số Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc số Quyết định thành lập.
(4) Với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện thì chỉ ghi địa chỉ trụ sở chính.
(5) Hình thức sắp xếp lại: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế, chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp.
(6) Mỗi mục trong bảng phương án sử dụng lao động đều phải lập danh sách chi tiết kèm theo.
Mẫu phương án sử dụng lao động >>> Tải tại đây!
(Nguồn. Luatvietnam)