Đầu năm 2020 là thời điểm kế toán phải hoàn thành quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN). Vậy, những điểm mới về quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2020 khác gì so với năm 2019. Trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

Từ 01/07/2020, thời hạn quyết toán thuế TNCN được tăng thêm 01 tháng

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế có kỳ tính thuế theo năm của 2019

– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế có kỳ tính thuế theo năm của 2020

Từ ngày 01/7/2020, sẽ kéo dài thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân trực tiếp quyết toán (theo quy định hiện hành chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính).

– Ngoài ra, đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì thời hạn chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề, trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

Từ 01/07/2020, nhiều người được miễn thuế TNCN từ tiền lương

Ngoài việc giữ nguyên quy định miễn thuế với hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống, Luật này còn bổ sung trường hợp được miễn thuế với thu nhập từ tiền công, tiền lương.

Cụ thể, cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời, Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hồ sơ miễn thuế, giảm thuế như sau:

– Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm bao gồm:

  • Tờ khai thuế;
  • Tài liệu liên quan đến việc xác định số tiền thuế được miễn, giảm.

– Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế bao gồm:

  • Văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế trong đó nêu rõ loại thuế đề nghị miễn, giảm; lý do miễn thuế, giảm thuế; số tiền thuế đề nghị miễn, giảm;
  • Tài liệu liên quan đến việc xác định số tiền thuế đề nghị miễn, giảm.

Trường hợp miễn thuế quy định tại điểm a khoản 2 Điều 79 của Luật này thì cơ quan thuế căn cứ sổ thuế để thông báo danh sách hộ gia đình, cá nhân thuộc diện miễn thuế. Trường hợp miễn thuế quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 của Luật này thì người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn trên cơ sở tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời, Quốc hội giao cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này; quy định trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm và trường hợp cơ quan quản lý thuế xác định số tiền thuế được miễn, giảm.

– Luật Quản lý thuế 2019 bắt có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020; riêng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022.

Được đăng ký mấy người phụ thuộc khi tính thuế TNCN 2020?

Khi tính thuế TNCN, người lao động sẽ được được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc với mức 3.6 triệu/tháng/người. Vậy, sẽ được đăng ký mấy người phụ thuộc khitính thuế TNCN năm 2020hay bị giới hạn?

Trả lời:

Người lao động khi tínhthuế thu nhập cá nhân sẽ không bị giới hạn số người phụ thuộc, chỉ cần thuộc đối tượng người phụ thuộc và thỏa mãn các điều kiện theo quy định ( Điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Tiết c.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) sẽ được giảm trừ gia cảnh theo mức 3.6 triệu đồng/tháng.

Cục thuế TPHCM hỗ trợ quyết toán thuế TNCN qua Facebook

Để tăng tính tương tác với người nộp thuế và tăng tính hiệu quả trong công tác hỗ trợ, Cục Thuế TP HCM cũng sẽ đưa những thông tin hướng dẫn lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… và hướng dẫn trực tiếp cácquyết toán thuế thu nhập cá nhân qua Facebook(và những trang mạng xã hội thịnh hành khác) nhằm tận dụng triệt để hiệu ứng nhanh, tiện lợi của mạng Internet. Đây là những nét mới trong công tác hỗ trợ quyết toán thuế TNCN năm nay.

25 điểm hỗ trợ đặt tại Văn phòng Cục Thuế TP HCM và 24 Chi cục Thuế quận, huyện được trang bị máy tính, máy in… và trang web thuedientu.gov.vn giúp người nộp thuế tự lập và tự in tờ khai thuế, gửi file tờ khai đến cơ quan thuế.

Những điểm cần lưu ý khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2019-2020

1. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế TNCN

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thời điểm xác định thu nhập để tính thuế TNCN là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

Ví dụ: Tiền lương tháng 12/2019 sẽ được trả và tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 01/2020

2. Phương pháp tính thuế TNCN

– Tính theo biểu lũy tiến từng phần: đối với lao động ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 3 tháng trở lên

– Khấu trừ 10%: đối với người lao động không ký hợp đồng hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên

– Khấu trừ 20%: đối với cá nhân không cư trú (thông thường là người nước ngoài) được xác định bằng thu nhập chịu thuế (TNCT) từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%

3. Cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc có ký nhưng dưới 3 tháng

– Khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên

– Đối với cá nhân cư trú: khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không)

Lưu ý:

Trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức TNCT của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (Cam kết 02/CK-TNCN – Theo mẫu tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

– Người làm cam kết 02 bắt buộc phải có MST tại thời điểm làm cam kết.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Cách tính thuế TNCN đối với từng trường hợp cụ thể

1. Cá nhân cư trú có ký HĐLĐ thời hạn từ 3 tháng trở lên

– Kể cả trường hợp cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi.

Chú ý : Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần (Được căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC)

Cách tính thuế TNCN được xác định như sau:

Thuế TNCN phải nộp= Thu nhập tính thuế X Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Thuế thu nhập – Các khoản miễn thuế

2. Thu nhập tính thuế TNCN

Thu nhập chịu thuế: là tổng TNCN nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau:

– Phụ cấp giữa ca, ăn trưa

– Phụ cấp điện thoại

– Phụ cấp trang phục

– Tiền công tác phí

– Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ. Ví dụ: Ban ngày được trả 150.000 đồng/giờ, làm thêm ban đêm được trả 200.000 đồng/giờ thì số tiền làm thêm ban đêm nhận được có 150.000 đồng phải chịu thuế TNCN, 50.000 đồng vượt trên mức bình thường không chịu thuế TNCN.

– Và một số các phụ cấp, trợ cấp khác không chịu thuế…không được liệt kê ở đây, các trường hợp được nêu trên thường được các DN sử dụng đến.

3. Các khoản giảm trừ

– Giảm trừ gia cảnh

– Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng

– Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng

4. Các khoản bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

5. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Một số thông tin cần tham khảo:

>>> Hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế gồm những giấy tờ gì?

>>> Lịch nộp tờ khai thuế 2020

>>> Các trường hợp không phải quyết toán thuế TNCN 2020

>>> Thời hạn quyết toán thuế TNCN năm 2020 là ngày nào?

>>> Mức nộp và hạn nộp lệ phí môn bài 2020

Xem thêm: Phần mềm kê khai, quyết toán thuế TNCN