Hàng loạt chính sách hỗ trợ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 mới

Dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp, lao động, việc làm…Chính phủ cần đưa ra chính sách phù hợp để đạt mục tiêu kép.​

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng: ”Dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp, lao động, việc làm…Để đối phó với những thách thức này, CP, Thủ tướng CP tiếp tục chỉ đạo BKHĐT chủ động nắm bắt tình hình và đề xuất các giải pháp trong chỉ đạo điều hành.”

“Dập dịch tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng nhất. Bên cạnh đó cần có các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại đến nền kinh tế, duy trì sản xuất ở mức độ hợp lý và nắm bắt được các cơ hội mới” – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Để hỗ trợ người dân và DN duy trì sản xuất, kinh doanh. TTCP ký ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ như :

– Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4.3.2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho SXKD. Bảo đảm ASXH ứng phó với dịch COVID-19;

– Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8.4.2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất;

– Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9.4.2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;

– Kết luận số 77-KL/TW ngày 5.6.2020 về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19;

– Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29.5.2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho SXKD. Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự ATXH trong bối cảnh đại dịch COVID-19;

– Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10.8.2020 về việc giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo NQ 84/NQ-CP ngày 29.5.2020.

Các giải pháp, chính sách trên đã kịp thời hỗ trợ người dân, DN, ổn định xã hội, duy trì phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thế giới chưa tìm ra vaccine chữa trị. Nếu không có giải pháp thích ứng, phù hợp với tình hình hiện nay thì nền kinh tế sẽ ảnh hưởng rất nặng nề.

Chính sách hỗ trợ gắn với tái cơ cấu nền kinh tế

Chuyên gia KTCC – nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ KHĐT Cao Viết Sinh nhấn mạnh rằng: ”Gắn với quá trình hỗ trợ trong giai đoạn COVID-19, phải gắn với tái cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh kế hoạch PTKT năm 2021, phải có kế hoạch dài hơi cho giai đoạn 2021-2025. Thực hiện bài bản, thống nhất, hiệu quả, phù hợp trong giai đoạn dịch bệnh mới.”

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Trung ương (CIEM) – TS Trần Thị Hồng Minh. Nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào XK và ĐTNN. Do vậy, nền kinh tế chịu nhiều hệ lụy từ đại dịch COVID-19.

Do đó, cần tiếp tục tập trung và cải thiện nền tảng kinh tế vi mô. Đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với sáng tạo và môi trường. Gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong bối cảnh dịch bệnh mới.

“Ổn định KTVM vẫn luôn là yếu tố nền tảng để củng cố niềm tin của DN và NTD cũng như sự đồng thuận đối với các biện pháp cải cách và tái cơ cấu” – TS Trần Thị Hồng Minh khẳng định

Translate »