Nói về cách tính thuế tncn 2022, chúng ta cần hiểu đúng và đủ những phần quan trọng về xác định thu nhập cá nhân và các khoản được giảm trừ trước khi áp dụng tính thuế.
Thời điểm tính thuế TNCN được hiểu như thế nào?
Là thời điểm doanh nghiệp trả thu nhập cho người nộp thuế được quy định tại điểm b khoản 2 điều 8 của thông tư 111/2013/TT-BTC.
VD: Tiền lương của NV Trần Văn A tháng 12/2021 hoặc tiền thưởng Tết trả vào tháng 01/2022 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 01/2022 => Khi quyết toán thuế TNCN cũng tính vào năm 2022.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân 2022
Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định theo công thức sau:
(1) Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất
Trong đó:
(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế được tính như sau:
(3) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Các bước trong cách tính thuế tncn 2022 (thu nhập cá nhân 2022)
Căn cứ vào công thức tính thuế TNCN 2022 ở trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện đúng tuần tự theo các bước sau đây:
Bước 1: Tính tổng thu nhập chịu thuế
Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)
Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)
Bước 6: Tính số thuế phải nộp theo công thức (1)
Sau khi tính được thu nhập chịu thuế, để xác định được số thuế phải nộp (Bước 6) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì người nộp thuế áp dụng các phương pháp tính thuế dưới đây.
Cách tính thuế tncn 2022 (thu nhập cá nhân 2022)
1. Tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần: Áp dụng đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên
- Các khoản giảm trừ:
– Giảm trừ gia cảnh (hướng dẫn tại khoản 1 điều 9 của thông tư 111/2013/TT-BTC) bao gồm:
Giảm trừ bản thân: 11.000.000 đồng/tháng
+ Khoản giảm trừ bản thân 11.000.000 đồng/tháng này không cần phải đăng ký
+ Nếu người lao động làm việc tại nhiều nơi thì chỉ được lựa chọn 1 nơi để tính giảm trừ bản thân
Giảm trừ người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/tháng
+ Phải được đăng ký với thuế
+ Người phù thuộc là người mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng (con, bố, mẹ…)
– Giảm trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN (hướng dẫn tại khoản 2 điều 9 của thông tư 111/2013/TT-BTC)
– Giảm trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (hướng dẫn tại khoản 3 điều 9 của thông tư 111/2013/TT-BTC)
- Tổng lương nhận được:
Là toàn bộ thu nhập người lao động nhận được trong kỳ tính thuế bao gồm: lương, phụ cấp, các khoản bổ sung (bao gồm cả tiền thưởng lễ, têt)
- Thuế suất:
Áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần dưới đây:
Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022 đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (X) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Để thuận tiện cho cách tính thuế thu nhập cá nhân, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
2. Khấu trừ 10%: Áp dụng đối với cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ
Tính bằng cách khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo từng lần chi trả thu nhập tuừ 2.000.000 đồng/tháng trở lên
– Với cá nhân cư trú khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần
– Tiền ăn, tiền lương tăng ca của lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng không được miễn thuế TNCN
– Cá nhân có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức nộp thuế thì các cá nhân đó làm cam kết 02/CK-TNCN theo mẫu tại thông tư 92/2015/TT-BTC gửi tổ chức chi trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN
- Điều kiện được làm cam kết 02/CK-TNCN:
– Có ký HĐLĐ dưới 3 tháng
– Có mã số thuế TNCN tại thời điểm làm cam kết
– Ước tính tổng thu nhập chưa đến mức phải đóng thuế
– Chi phí phát sinh duy nhất thu nhập tại một nơi
3. Khấu trừ 20%: Áp dụng đối với cá nhân không cư trú, thường là người nước ngoài
Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú = thu nhập chịu thuế X thuế suất toàn phần 20%
4. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợp đặc biệt
– Đối với thu nhập từ đầu tư vốn: thuế suất là 5% trên tổng thu nhập
– Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn: thu nhập tính thuế và thuế suất 0.1% (0.1% giá trị chuyển nhượng)
– Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: thuế suất là 2% trên giá trị chuyển nhượng
– Đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại: có mức giảm trừ là 10.000.000 đồng, thuế suất là 5%
– Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng: có mức giảm trừ gia cảnh là 10.000.000 đồng và thuế suất là 10%
Ví dụ chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022 (cách tính thuế tncn 2022)
Anh Trần Văn B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong năm 2022 là 50.000.000 đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 8% BHXH, 1.5% BHYT, 1% BHTN. Anh B nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng anh B không đóng góp quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học nào. Thuế TNCN tạm nộp trong tháng của anh B như sau:
– Thu nhập chịu thuế của anh B là: 50.000.000 đồng
– Anh B sẽ được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11.000.000 đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 người con): 4.400.000 X 2 = 8.800.000 đồng
+ BHXH, BHYT, BHTN: 50.000.000 X (8% + 1.5% + 1%) = 5.250.000 đồng
– Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 11.000.000 + 8.800.000 + 5.250.000 = 25.050.000 đồng
– Thu nhập tính thuế của anh B là: 50.000.000 – 25.050.000 = 24.950.000 đồng
– Số thuế phải nộp:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần
+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 5.000.000 đồng, thuế suất 5%
5.000.000 X 5% = 250.000 đồng
+ Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, thuế suất 10%
(10.000.000 – 5.000.000) X 10% = 500.000 đồng
+ Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng, thuế suất 15%
(18.000.000 – 10.000.000) X 15% = 1.200.000 đồng
+ Bậc 4: Thu nhập tính thuế trên 18.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng, thuế suất 20%
(24.950.000 – 18.000.000) X 20% = 1.390.000 đồng
– Tổng số thuế anh B phải tạm nộp trong tháng là:
250.000 + 500.000 + 1.200.000 + 1.390.000 = 3.340.000 đồng
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn
Thu nhập tính thuế trong tháng là 24.950.000 đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế TNCN phải nộp là:
(24.950.000 X 20%) – 1.950.000 = 3.340.000 đồng
Trên đây là toàn bộ quy định về hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2022 mới nhất. Bên cạnh đó, có thể tham khảo một số thông tin mới nhất liên quan đến thuế TNCN năm 2022 về việc miễn, giảm thuế TNCN năm 2022 do ảnh hưởng dịch bệnh, từ đó mức nộp thuế sẽ điều chỉnh theo các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Tìm hiểu thêm:
>>> Hướng dẫn cách tính thuế TNCN 2021
>>> Phần mềm tính thuế TNCN, hỗ trợ tính thuế tncn 2022
>>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho hoạt động kinh doanh
>>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi cho thuê tài sản
>>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho lao động thời vụ
>>> Phần mềm quản lý nhân sự và chế độ Bảo hiểm xã hội toàn diện