Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại

Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới nhất, từ đó làm cơ sở để được hưởng thêm các quyền lợi về lao động, bảo hiểm xã hội.

Từ ngày 01/3/2021 – ngày Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được áp dụng theo Thông tư này.

So với quy định trước đây, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được bổ sung thêm số lượng đáng kể các nghề, công việc nhưng vẫn được chia theo từng lĩnh vực cụ thể và phân loại theo điều kiện lao động loại IV, V, VI.

Tuy nhiên, Thông tư mới chỉ quy định chung tất cả các nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc độc hại nguy hiểm mà không chỉ rõ công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì tương ứng với điều kiện lao động nào.

Danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chia thành 42 lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là bảng liệt kê một số lĩnh vực trong đó:

Lĩnh vực khai thác khoáng sản

TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lòNơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

2

Khai thác mỏ hầm lòNơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2.

3

Sấy, nghiền, trộn, đóng gói, vật liệu nổ.Công việc độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi và hoá chất độc (TNT, Cl2, Licacmon…).

4

Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lênCông việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

5

Đội viên cứu hộ mỏ.Nghề đặc biệt nguy hiểm.

6

Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò.Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO2

7

Vận hành các thiết bị công nghệ luyện kim bằng phương pháp thủy, hỏa luyện (đồng, kẽm, thiếc, Titan, Crom, Vonfram,…).Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, asen, hơi khí độc, hóa chất.

Điều kiện lao động loại V

1

Khoan khai thác đá bằng búa máy cầm tayLàm việc trên các sườn núi đá, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng của bụi, ồn và rung rất lớn.

2

Vận hành khoan xoay cầu, khoan búa ép hơiLàm ngoài trời, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần

3

Sửa chữa cơ điện trong hầm lòNơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi than.