Các bạn kế toán, nhất là kế toán mới ra trường thường khó khăn để phân biệt được thế nào là hóa đơn hợp pháp ? thế nào là hóa đơn bất hợp pháp ? thế nào là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp ? Kế toán khi thực hiện các nghiệp vụ về hóa đơn chứng từ cần nắm rõ các định nghĩa này để tránh trường hợp vô tình vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mà mình không hề hay biết. Sagonpoint xin chia sẻ cách phân biệt hóa đơn bất hợp pháp và hóa đơn hợp pháp theo thông tư số 64/2013/TT-BTCT Hóa đơn hợp pháp là gì? Hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hoá đơn do Doanh nghiệp tự tạo theo quy định của Chỉnh phủ và Bộ Tài chính về in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn. Hóa đơn bất hợp pháp là gì ? Theo Điều 20 của thông tư số 64/2013/TT-BTCT quy định: Hóa đơn bất hợp pháp là hóa đơn giả, hóa đơn hết giá trị sử dụng, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng – Hoá đơn giả là hoá đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hoá đơn. – Hoá đơn chưa có giá trị sử dụng là hoá đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư 64/2013/TT-BTCT, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành – Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế). Thế nào gọi là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp ? Theo Điều 21 của thông tư số 64/2013/TT-BTCT 1. Sử dụng bất hợp pháp hoá đơn là việc lập khống hoá đơn; cho hoặc bán hoá đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hoá đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hoá đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hoá đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hoá đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hoá, dịch vụ khác. 2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp: – Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ. – Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế. – Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hoá, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ. – Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn. – Sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Thế nào là hóa đơn bất hợp pháp? cách phân biệt hóa đơn hợp pháp và hóa đơn bất hợp pháp?
- Nghiệm thu phần mềm nhân sự CoreHRM tại công ty TNHH Rieke Việt Nam
- Nghiệm thu phần mềm quản lý nhân sự tại công ty FC Việt Nam
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 Công Ty Sài Gòn Tâm Điểm
- Nghiệm Thu Phần Mềm Nhân Sự CoreHRM tại Công Ty SHK Việt Nam
- TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN MARKETING ONLINE
- TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN TƯ VẤN TRIỂN KHAI PHẦN MỀM